Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Tư tưởng trung bình chủ nghĩa - Cái bẫy của sự trì trệ, suy thoái, tụt hậu
Tư tưởng trung bình chủ nghĩa được xác định là một trong những biểu hiện của “tự diễn biến", "tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.
Đây là một trạng thái tư tưởng, một lề lối công tác, một cách thức thể hiện của các cán bộ, đảng viên khiến tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước dễ lâm vào trạng thái trì trệ, mất tính tiền phong, tính chiến đấu, dẫn tới làm suy giảm thậm chí triệt tiêu vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Trên bình diện quốc gia, tư tưởng trung bình chủ nghĩa có thể dìm một quốc gia thụt lùi dần trong lúc các nước khác phát triển như vũ bão.
Tư tưởng trung bình chủ nghĩa thực chất là một dạng của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Tư tưởng này có cơ hội tồn tại và trở thành phổ biến trong cơ chế phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa; trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; cơ chế đánh giá hiệu quả công việc theo kiểu cào bằng, không rõ trách nhiệm cá nhân.
Các lãnh tụ cách mạng đã chỉ ra những nguy cơ từ các nhóm trung bình, hạng người trung bình trong tổ chức. Theo V.I.Lenin, trong quan hệ xã hội, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh biểu hiện thành nhóm trung gian, nhóm trung bình chủ nghĩa. Đây là những người thỏa mãn và an tâm với hoàn cảnh của mình, xa lạ với hết thảy mọi ước mơ “viển vông”, nhưng biết rất rõ mình muốn cái gì. Họ cầu cạnh danh lợi và là những kẻ tôi đòi để đạt danh lợi trong “hòa bình”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tư tưởng trung bình chủ nghĩa cơ bản thể hiện ở nhận thức và thái độ của con người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: Hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém, hạng ở giữa nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn …”. Hạng người vừa vừa, hạng ở giữa chính là biểu hiện của tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Hạng người này thường chiếm số đông trong tập thể, do đó, hình thức biểu hiện của nó rất đa dạng. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có trong phân phối, mà biểu hiện cả trong chính trị, đạo đức, lối sống.
Sẽ có không ít người lầm tưởng rằng những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong một cơ quan, một tổ chức chỉ đơn giản là những người ít có đóng góp, nhưng là người “vô hại”. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế đã chứng minh, tư tưởng trung bình chủ nghĩa chính là nguy cơ rất lớn gây ra sự trì trệ, suy thoái, tụt hậu của các tổ chức, đảng phái, tới cả quốc gia. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân do áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp mà trong đó tư tưởng trung bình chủ nghĩa có cơ hội tồn tại. Thực tế, những người trung bình chủ nghĩa là một lực cản lớn cho các cơ quan, tổ chức, đó là vì:
Thứ nhất, nếu tạm mặc định kiến thức, trình độ học vấn của mọi cá nhân trong một cơ quan, tổ chức là như nhau thì những người có động lực cống hiến, làm việc nhiều hơn chắc chắn sẽ vươn lên có một năng lực tốt hơn. Những người trung bình chủ nghĩa lúc nào cũng muốn an nhàn, không có động lực cống hiến, không có động cơ phấn đấu làm việc hết mình, không nỗ lực để hoàn thành tốt hơn công việc do mình đảm nhiệm, mà chỉ làm cho xong chuyện. Họ không chỉ “giậm chân tại chỗ” mà còn sẽ dần tụt dốc so với chính họ do không hết mình trong công việc và tụt hậu trước nhu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu của công việc. Yêu cầu đặt ra đối với chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng cao, sự “giậm chân tại chỗ” cũng có nghĩa là ngày càng không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Thứ hai là tuy rất trì trệ nhưng những người trung bình chủ nghĩa vẫn giữ chắc vị trí công việc, giữ chắc biên chế Nhà nước. Sự tồn tại của họ khiến những người mới tốt hơn không có cơ hội để tham gia vào cơ quan, tổ chức, đơn vị đó nữa.
Thứ ba, những người trung bình chủ nghĩa không thể tồn tại được trong một môi trường, một tổ chức giàu động lực và khát vọng. Vì thế, để tồn tại, họ buộc phải ngăn trở cái mới, ngăn trở những nỗ lực buộc họ phải thay đổi. Họ có xu hướng liên thủ để bảo vệ một môi trường làm việc “làng nhàng”, “lờ nhờ”, muốn một sự “yếu kém ổn định” của tổ chức, cơ quan, đơn vị, còn hơn là tạo ra những sự đột phá, thay đổi để rồi họ không tồn tại được. Họ không thích những cán bộ có tư duy đột phá, những đồng nghiệp xuất sắc, những đồng nghiệp có tinh thần đấu tranh thẳng thắn, vì đó là những người có thể sẽ tạo ra những sự thay đổi tích cực. Chính vì thế, họ gièm pha, ngăn trở sự phát triển của những người này.
Đối với tổ chức đảng, nếu bộ phận đảng viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa càng nhiều thì tính tiền phong, chiến đấu, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng chắc chắn sẽ giảm sút. Có thể dễ dàng nhận ra hiện nay có một bộ phận không nhỏ đảng viên chưa thể hiện được những phẩm chất mẫu mực; chỉ thích làm việc dễ, nhàn hạ, mang lại nhiều quyền lợi, lảng tránh việc khó, né tránh những nơi khó khăn, gian khổ; chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không đếm xỉa tới lợi ích của tập thể, của cộng đồng, của đất nước. Có không ít cá nhân vào Đảng chỉ với mục đích rất thực dụng là tạo thuận lợi để kiếm một suất biên chế Nhà nước. Đó là những biểu hiện nếu không được khắc phục triệt để thì sẽ dẫn tới việc người dân mất dần niềm tin vào đảng viên, rồi cả tổ chức đảng.
Trên bình diện quốc gia, các nhà kinh tế học đã chỉ ra một cái bẫy mà các nước đang phát triển rất dễ sa vào, đó là “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nghĩa là tình trạng khi một quốc gia đạt đến mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn. Để vượt qua được cái bẫy trung bình ấy cần những nỗ lực rất lớn, cần sự sáng tạo, đổi mới không ngừng để vươn lên chiến thắng trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Muốn thoát được “bẫy thu nhập trung bình” cần phải có một nền kinh tế hiệu quả, mà muốn thế trước hết phải có một nền quản trị quốc gia hiệu quả.
Nền quản trị quốc gia không thể hiệu quả nếu chỉ có những chiến lược, chủ trương, quyết sách đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ở “thượng tầng”, trong khi ở “hạ tầng”, ở cơ sở việc triển khai lại không đồng bộ, không với quyết tâm cao nhất, không có trách nhiệm cao nhất. Trong những cản lực ở cơ sở thì những cản lực từ đội ngũ cán bộ, nhân viên Nhà nước “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” là không nhỏ. Bộ phận cán bộ, nhân viên ấy có năng lực làng nhàng, thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát rất dễ nhiễm thói quan liêu, đưa ra những quy định trên trời gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình đổi mới, Đảng ta luôn kiên trì phê phán tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Việc xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xét về nguyên tắc, là xóa bỏ tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Tuy vậy, tư tưởng này cho đến nay vẫn tồn tại khá phổ biến gây rất nhiều nguy cơ như đã phân tích ở trên. Để loại bỏ tư tưởng này trong sinh hoạt Đảng, chấn chỉnh, nâng cao phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên thì cần phải thực hiện những việc sau:
Thứ nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định lại tư tưởng, động lực lao động của mình; phải sống có lý tưởng, có hoài bão; nuôi dưỡng khát vọng hoàn thiện bản thân, có khát vọng cống hiến cho cộng đồng, cho đất nước.
Thứ hai là trong công tác tổ chức cán bộ cần phải đề ra được những tiêu chí khách quan, khoa học để đánh giá đúng năng lực của cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh luân chuyển cán bộ; mạnh dạn thay thế những cá nhân yếu kém, trung bình bằng những cá nhân mới tốt hơn. Cần chọn được những người đứng đầu có năng lực quản lý, lãnh đạo, có chuyên môn tốt, giàu nhiệt huyết, từ đó để làm đầu tàu xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Một trong những nội dung trọng tâm của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII của Đảng vừa qua là bàn về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế ấy là thực sự cấp thiết. Nhưng muốn thực hiện thành công thì phải có một quyết tâm rất lớn, cần một nhận thức đúng đắn của toàn thể cán bộ, đảng viên, việc tinh giản biên chế chắc chắn sẽ động chạm đến bộ phận cán bộ, đảng viên thuộc “nhóm yếu kém” và “nhóm trung bình”.
Tính tiền phong, gương mẫu là thuộc tính của Đảng ta. Năm 1945, Đảng ta chỉ có khoảng 5.000 đảng viên mà có thể vận động toàn dân làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám trên cả nước thành công vang dội, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là vì 5.000 đảng viên ấy thực sự là 5.000 cá nhân mẫu mực, là những ngọn cờ để quần chúng đi theo. Theo công bố vào tháng 3-2016, Đảng ta đã có 4,65 triệu đảng viên. Nếu tất cả đảng viên đều nêu cao tinh thần tiền phong, “đảng viên đi trước làng nước theo sau” thì chắc chắn sức sống, sức chiến đấu của Đảng ta sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều, sẽ lãnh đạo nhân dân đưa đất nước ta tăng tốc trên quá trình phát triển.
HQP (QĐND)
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017
ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC LẦN THỨ XIX
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX chính thức được khai mạc ngày 18/10/2017. Đại hội của một đảng 96 tuổi lãnh đạo một quốc gia 1.385.538.300 người đang phát triển rất rất nhanh, một thị trường lớn của nhiều quốc gia với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng mạnh từ 54.000 tỷ lên 80.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 12.100 tỷ USD), hơn 60 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói sẽ đáng là đại hội mà nhiều nước lớn trên thế giới quan tâm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đang diễn ra tại Bắc Kinh đã “mở cửa chưa từng có tiền lệ” và Nga luôn “có kế hoạch hợp tác sâu rộng với Trung Quốc”.
Phát biểu tại cuộc họp của một tổ chức cố vấn ở TP.Sochi, Nga, Tổng thống Nga Putin cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi Đại hội Toàn quốc rất sát sao - một Đại hội mở cửa chưa từng có tiền lệ. Chúng tôi đã nhìn nhận được những khó khăn cũng như khả năng được nêu ra trong Đại hội”.
Phát biểu tại cuộc họp của một tổ chức cố vấn ở TP.Sochi, Nga, Tổng thống Nga Putin cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi Đại hội Toàn quốc rất sát sao - một Đại hội mở cửa chưa từng có tiền lệ. Chúng tôi đã nhìn nhận được những khó khăn cũng như khả năng được nêu ra trong Đại hội”.
Việt Nam quan tâm đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong 5 năm tới vì chính sách ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tranh chấp trên Biển Đông, vấn đề biên giới trên đất liền, quan hệ của Trung Quốc với Lào, Campuchia láng giềng của Việt Nam và vấn đề thặng dư thương mại.
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh. Tham dự đại hội có 2.300 đại biểu thay mặt cho 85 triệu đảng viên sẽ thảo luận về phương hướng nhiệm vụ và các chính sách quốc gia, đồng thời Đại hội sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIX và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng khóa XIX.
Báo cáo chính trị mang tên "Đảm bảo chiến thắng quyết định trong việc xây dựng một xã hội hiện đại, thịnh vượng về mọi mặt và phấn đấu vì sự thành công lớn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong một kỷ nguyên mới".
Báo cáo nêu rõ: "Chúng ta sẽ đoàn kết nhân dân Trung Quốc ở thuộc mọi dân tộc và đưa họ đến chiến thắng quyết định trong công cuộc xây dựng một xã hội thịnh vượng và hiện đại về mọi mặt, từ đó đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong một kỷ nguyên mới".
Trước đại hội và trong Báo cáo chính trị, Tập Cận Bình nhắc đi, nhắc lại nhiều lần các khái niệm "Trung Quốc trong thời đại mới", "Hiện đại hóa", ông nhấn mạnh tới 26 lần các từ "nước lớn" và "cường quốc" trong báo cáo chính trị; Báo cáo dài khoảng 32.000 chữ Hán, đọc trong gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ, trong đó ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tới 36 lần "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới".
Ông giải nghĩa, "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại" mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa từ Vùng đứng lên, Giàu có lên, chuyển sang Hùng mạnh lên, có nghĩa là Trung Quốc cống hiến trí tuệ và "Phương án Trung Quốc để giải quyết những vấn đề của nhân loại", đồng thời "tiến gần tới Trung tâm của vũ đài Thế giới".
Ông Tập Cận Bình cũng nêu ra công cuộc hiện thực hóa "Giấc mộng Trung Hoa" mà ông khởi xướng khi mới lên nắm quyền, bằng cách theo đuổi "4 tự tin", gồm Tự tin vào Đường lối, Tự tin vào Lý luận, Tự tin vào Chế độ, Tự tin vào Văn hóa; và thực hiện "4 vĩ đại là Đấu tranh vĩ đại, Công trình vĩ đại, Sự nghiệp vĩ đại, Giấc mộng vĩ đại.
Dự kiến, Đại hội XIX sẽ diễn ra trong 7 ngày và bế mạc vào ngày 24/10 tới
Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017
BA CHIẾC CHÌA KHOÁ CỦA ĐỜI NGƯỜI:
1- Chấp nhận.
2- Thay đổi.
3- Rời bỏ.
Đã không chấp nhận được hãy thay đổi, không thể thay đổi hãy rời xa.
Người lạc quan luôn vui cười mà quên mất oán hận; người bi quan chỉ lo oán hận quên nụ cười. Vẻ đẹp thực sự đâu phải nhan sắc thuở thanh xuân, mà là một trái tim biết rộng mở.
Nếu một người đối xử tốt với bạn, đó là vì bạn đối xử tốt với họ, có người tốt với bạn, là vì hiểu được lòng tốt của bạn. Điểm đến cuối cùng của tình yêu hay tình bạn không phải kề bên, mà là thấu hiểu… Hãy tìm một người luôn có thể vừa đồng hành vừa chuyện trò được với bạn, bất kể lúc nào, bất kể khi nào.
Đừng hi vọng mọi người có thể hiểu được bạn, bởi mỗi người mỗi khác, trên thế giới đâu ai giống ai.
NĂM ĐIỀU QUÝ GIÁ Ở ĐỜI NGƯỜI:
1- Nhận sai.
Con người thường không chịu thừa nhận lỗi sai của mình, gặp chuyện thường đổ lỗi cho người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng, thực chất khi bạn không chịu nhận sai bản thân bạn đã sai rồi. Khi biết nhận sai bạn sẽ chẳng mất điều gì, ngược lại còn thể hiện lòng độ lượng, thừa nhận sai để rút ra bài học cho bản thân, đây cũng là cách du dưỡng bản thân.
2- Uyển chuyển.
Răng thì cứng, lưỡi lại mềm, khi đã đến cuối đời người, răng cũng dần dần rụng mất, nhưng lưỡi thì vẫn ở lại. Bởi thế, biết sống uyển chuyển mới có thể trường thọ, quá cứng nhắc sẽ chỉ chịu thiệt thòi. Tâm tính dịu dàng là bước tiến bộ lớn nhất trong tu dưỡng, chỉ có như vậy con người mới có thể sống vui khỏe, sống lâu.
3- Nhẫn nhịn.
Sống trên đời chỉ cần biết nhẫn nhịn đúng lúc, sẽ giúp sóng yên biển lặng, nhường một bước mọi việc êm xuôi. Nhẫn, vạn sự đều có thể hóa giải. Có thể vui vẻ mà nhẫn nhịn, sẽ nhìn thấu những tốt xấu, thiện ác, được mất ở đời, thậm chí biết tiếp nhận nó.
4- Giao tiếp.
Thiếu mất giao tiếp, sẽ dễ nảy sinh các vấn đề, gây đến hiểu lầm, tranh chấp, vì vậy phải biết thấu hiểu.
5- Buông tay.
Đời người cũng như những chiếc vali, lúc cần thì nhấc lên, khi không cần thiết tự biết đặt xuống. Nếu bạn cứ mãi cứng đầu không đặt xuống sẽ giống như khi xách một chiếc vali thật nặng, mãi mãi không thể thoải mái tự do.
-ST-
Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017
Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật
Đọc một tin ngắn: "Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, Nguyễn Xuân Anh chính thức trở thành dân thường", thật lòng mình buồn vui lẫn lộn. Vui vì Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã đi vào cuộc sống, đã chứng minh việc học Bác "nói đi đôi với làm" của Đảng ta là thật. Người đốt lửa đã khơi cho lửa cháy thật sự rồi. Lò đã nóng, củi nào cũng phải cháy. Nhưng mình lại buồn thật sự vì củi khô chưa hết, giờ đến củi tươi, thời gian qua sao ta cũng dọn rừng, dọn vườn mà để như vậy; bao nhiêu hạt giống đỏ, tuổi trẻ, được đào tạo bài bản, được tu nghiệp ở nước ngoài kẻ thì thoái hóa biến chất, kẻ thì bất tài, vô dụng lần lượt vào lò, hỏi ai không buồn chứ. Già cậy nhờ trẻ nên chăm lo, vun bồi nhưng kết quả như thế, hỏi ai không buồn chứ. Đảng ta buồn lắm chứ, nhìn hình ở dưới: 1 già, 1 trẻ; đáng lẽ trẻ sẽ thay già gánh vác trọng trách, vậy mà chỉ thử thách 2 năm đã gãy rồi. Nhưng dù có đau lòng thì người làm vườn cũng buộc phải dọn vườn để ngăn sâu bệnh, để có khu vườn đẹp thì phải chịu đau thôi; rồi những người yêu nước chân chính, yêu chế độ này sẽ hiểu cho Người Làm Vườn hôm nay.
Được biết, ngày 7/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 8) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa 9) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Quy định đầu tiên về luân chuyển cán bộ của Bộ Chính trị ghi rõ: Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Quy định nêu rõ mục đích, yêu cầu; quan điểm, nguyên tắc; phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển; tiêu chuẩn, điều kiện; thẩm quyền, trách nhiệm; kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển; thời gian luân chuyển; nhận xét, đánh giá; nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển; chế độ, chính sách; kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Với mục đích tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen…, việc thực hiện Quy định này góp phần bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.
Quy định nêu rõ: Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Có kế hoạch cụ thể trong luân chuyển cán bộ. Công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan h-..ệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).
Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển. Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ.
Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm
Phạm vi luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng luân chuyển là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chức danh bố trí luân chuyển áp dụng đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cán bộ luân chuyển có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định; có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác; còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định). Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Quy định, thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5 bước thực hiện
Quy định nêu rõ: Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển… Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.
Quy trình thực hiện gồm 5 bước cụ thể:
Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
Nguồn: Canhbaovn.com
Bài học lãnh đạo từ con gà trống hợm hĩnh: Không có năng lực thì đừng “ba hoa khoác lác” với nhân viên
Qua sự việc của Bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh làm mình chợt nhớ đến câu chuyện này. Bài học của sự khiêm tốn. Chỉ thấy tiếc cho hạt giống đỏ gieo không đúng quy trình nên bị chết yểu.
Là lãnh đạo nhưng bạn cũng là con người bình thường như bao người khác, sẽ có những thứ mà bạn không biết hoặc không giỏi. Điều đó không quan trọng bằng việc bạn là một người “biết mình biết ta”, biết khi nào nên tiến và khi nào nên lùi.
- Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Vịt thấy thế liền hỏi.
- Bầu trời là cái thá gì đối với ta cơ chứ! – gà trống đáp lại và rướn cao đầu hơn – Một khoảng không gian ngu xuẩn chất đầy hành tinh đến nỗi không còn chen vào đâu được. Một sự luân phiên nhàm chán giữa ngày và đêm. Tất cả những cái đó đã quá quen thuộc rồi.
- Thế mà từ lâu em không biết anh là một người thú vị đến thế ! Anh có những ý tưởng mới cao siêu làm sao! - vịt thốt lên.
- Ta giang đôi cánh của mình. Ta có thể bay cao hơn cả bầu trời, sẽ thách thức với tất cả các hành tinh và rồi bí ẩn nhưng kiêu hãnh, ta sẽ quay trở về với biển xanh khôn cùng…
Đang “ba hoa khoác lác” với Vịt, bỗng nhiên gà trống chóng mặt mất thăng bằng, và ngã nhào xuống vũng nước. Vừa tức giận vừa mất mặt, gà trống chợt nhìn thấy một chú giun, gà trống liền mổ và nuốt chửng luôn con giun.
Chứng kiến cảnh tượng, Vịt lẩm bẩm: "Cũng chẳng khác gì những con gà khác, kết cục vẫn chỉ là ăn giun chứ không mạnh mẽ phi thường gì".
Có thể nói, ý nghĩa của câu chuyện không chỉ dừng lại ở những bài học răn đe trong cuộc sống, mà đó còn là bài học trong kinh doanh. Để trở thành một người sếp giỏi, nhân viên nể phục và lắng nghe không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Là lãnh đạo nhưng bạn cũng là con người bình thường như bao người khác, sẽ có những thứ mà bạn không biết hoặc không giỏi. Điều đó không quan trọng bằng việc bạn là một người “biết mình biết ta”, biết khi nào nên tiến và khi nào nên lùi.
Hãy hạn chế những sai lầm không đáng có và đừng để nhân viên tỏ ra không phục chỉ vì họ thấy bạn không có năng lực thật sự nhưng lại “ba hoa khoác lác”. Hãy là hình mẫu lãnh đạo lý tưởng của chính bạn và của toàn bộ đội ngũ nhân viên. Bạn sẽ dễ dàng lấy được sự tin tưởng, tôn trọng và trung thành từ phía họ.
Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình “Liệu nhân viên đã thực sự nhìn mình với ánh mắt tôn trọng, nể phục nhưng vẫn có sự thân thiện, gần gũi chưa?”. Nếu câu trả lời là “Có”, có nghĩa là bạn đã là người lãnh đạo tốt, còn nếu không, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thấy những lời khuyên trung thực,thẳng thắn, những góp ý, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là một phương châm động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Đó là cách tốt nhất phá bỏ rào cản giữa cấp trên và cấp dưới và có thêm động lực cho nhân viên làm việc, hơn nữa họ cảm nhận được sự tôn trọng.
Khánh Ly
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
PHOTOGRAPHER NGUYỄN VĂN LUẬN ẢNH: CÂY TRÂM CÔ ĐƠN Ở HOÀ THÀNH
-
Người đàn bà nghiện bóng đêm và nhạc buồn Cứ vào nửa đêm, Nàng lại nhìn vào bóng đêm Đêm dài và đen quá như cuộc đời của nàng...
-
Kỹ năng viết tin, bài cho trang tin điện tử Đọc bài A. Những hiểu biết chung về thể loại tin: 1. Khái niệm và kỹ năng viết tin: Khái n...
-
CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN VÀ BẢO VỆ CHO APEC VIỆT NAM 2017