LUẬT AN NINH MẠNG
Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 với tỉ lệ tán thành là 86,86%; ngày 28/6/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh Công bố. Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
- Hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… đã có các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật để tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng.
- Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với các mối đe dọa trên không gian mạng.
- Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Việc triển khai hoạt động ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng có liên quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai các biện pháp, phương án phù hợp.
- Nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn chưa cao, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe.
- Sự phụ thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin xuất xứ từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng như tin tặc tấn công, thu thập thông tin, hoạt động tình báo, lộ lọt bí mật nhà nước nếu xảy ra xung đột.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
Câu 2. Mục đích xây dựng Luật An ninh mạng
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.
- Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.
- Triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh công tác giám sát, dự báo, ứng phó và diễn tập ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
- Nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và Điều ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết.
Câu 3. Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng: gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản sau:
- Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
- Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng;
- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng
- Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 4. Phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng
- Xử lý tất cả các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
- Quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến trên không gian mạng không bị điều chỉnh bởi Luật này.
- Các hành vi chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví dụ như: thông tin kích động biểu tình trái pháp luật, kích động gây rối an ninh, trật tự…
- Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
- Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức cá nhân, gồm: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội như sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. (Những hành vi này đã được quy định rải rác, cụ thể trong 29 điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017).
- Các hành vi tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng và liên quan như sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử...
Câu 6. Theo quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân có trách nhiệm gì?
- Không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm.
- Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
- Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật
Câu 7. Theo quy định của Luật An ninh mạng, các cá nhân có những quyền lợi nào?
- Được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Được tham gia thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
- Được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng
- Được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết.
- Quyền lợi của các cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Câu 8. Theo Điều 26, Luật An ninh mạng, các nhà cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như Google, Facebook chính thức có nghĩa vụ phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
Câu 9. Luật An ninh mạng có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?
- Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt động tấn công mạng theo quy định của Luật An ninh mạng.
- Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng.
- Luật An ninh mạng cũng quy định cụ thể cơ chế phối hợp phòng, chống tấn công mạng của các bộ, ngành chức năng, xác định trách nhiệm cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ trong phòng, chống tấn công mạng.
Tóm lại:
- Không có quy định nào cấm Facebook, Google hoặc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Không có quy định nào ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tò quan điểm của công dân trên không gian mạng.
- Không có quy định nào cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Google; không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng.
- Không có quy định nào cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng.
- Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.
- Các hành vi chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví dụ như: thông tin kích động biểu tình trái pháp luật, kích động gây rối an ninh, trật tự…
- Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức cá nhân, gồm: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Câu 6. Theo quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân có trách nhiệm gì?
- Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật
- Được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết.
Câu 8. Theo Điều 26, Luật An ninh mạng, các nhà cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như Google, Facebook chính thức có nghĩa vụ phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng.
Tóm lại: