PHOTOGRAPHER NGUYỄN VĂN LUẬN
ẢNH: CÂY TRÂM CÔ ĐƠN Ở HOÀ THÀNH
A. Những hiểu biết chung về thể loại tin:
1. Khái niệm và kỹ năng viết tin:
Khái niệm: Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí đặc biệt là báo điện tử và trang tin điện tử. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu
1.1 Đặt đầu đề cho tin
– Do Tin phản ánh những sự kiện mới nên đầu đề của Tin cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liền với sự kiện mới đó. Đầu đề của Tin phải trực tiếp phản ánh nội dung. Yêu cầu chung của đầu đề tác phẩm Tin là phải chứ đựng những thông tin cốt lõi nhất.
– Thông thường, người ta hay chọn một chi tiết hoặc số liệu nổi bật nhất, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để làm đầu đề cho Tin. Rất ít khi có những đầu đề Tin được đặt bằng những vấn đề toát ra từ sự kiện.
2.2 Câu mở đầu của tin
– Đối với Tin, câu mở đầu có một tầm quan trọng đặc biệt. Nếu như chỉ được phép nói một câu để thông báo về sự kiện, thì đó chính là câu mở đầu của Tin.
– Câu mở đầu của Tin phải chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất. Nó là sự nhắc lại và bổ sung hoàn chỉnh cái quan trọng nhất mà tít đã thông báo.
2.3 Kết luận về Tin
– Tin là thể loại xung kích, nền tảng của báo chí, có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới, tiêu biểu, cấp bách. So với tất cả các thể loại báo chí khác, tin có thể phản ánh sự kiện nhanh nhất, ngắn gọn nhất với một dung lượng cô đúc, chặt chẽ nhất.
– Ngôn ngữ của tin mang tính chất thông báo nên rất đơn giản, ngắn gọn và gắn liền với sự kiện, mang tính chất sự kiện một cách rõ rệt.
– Khi viết tin không nên bình luận dài dòng. Trong trường hợp người viết muốn có một lời bình sau khi đã phản ánh về sự kiện thì lời bình phải rất ngắn gọn (chỉ một câu) và thường được đặt ở cuối tin.
B. Kỹ năng viết bài phản ánh:
1. Khái niệm
– Là những dạng bài thông tin, phản ánh, đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí, thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống… ở cấp độ trung bình, vừa phải.
2 Đặc điểm của bài
– Phải đảm bảo yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thông tin
– Dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến khoảng bảy, tám trăm chữ.
– Phong cách ngôn ngữ khác nhau: sự chính xác, trực tiếp, cụ thể; tính chất nghiêm túc, chặt chẽ; sự mềm mại giàu cảm xúc …
3 Các dạng bài phản ánh
– Bài phản ánh về sự kiện, sự việc: tin Hội nghị, tin ANTT, tin ATGT
– Bài phản ánh về tình huống, vấn đề: Câu chuyện nghiệp vụ
– Bài phản ánh về người thật việc thật: gương sáng phong trào
– Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc: tạp chí công an Kon Tum
3.1 Bài phản ánh sự kiện, sự việc
– Trong dạng bài này, các sự việc, sự kiện làm nên nội dung chủ yếu của tác phẩm. Trong đó, những câu hỏi như: Chuyện đã xảy ra’? Xảy ra như thế nào?, Vì sao nó xảy ra?, Diễn biến và hậu quả? v.v… thường được trả lời một cách đầy đủ (tuy không phải lúc nào cũng tuân theo một trình tự ổn định như thế).
– Cần chú ý rằng sự kiện, sự việc gồm hai loại: tích cực và tiêu cực: Sự kiện, sự việc tích cực thể hiện xu hướng vận động phát triển tích cực của đời sống. Sự kiện, sự việc tiêu cực thì trái lại. Bài phản ánh có thể tiếp cận với cả hai loại sự kiện nêu trên và căn cứ vào tính chất của sự kiện đó để có hình thức thể hiện hợp lý.
– Dạng bài này có nhiều điểm gần gũi với các thể loại thuộc nhóm Thông tấn báo chí do việc ưu tiên tối đa cho sự kiện.
3.2 Bài phản ánh về tình huống, vấn đề
– Trong đời sống thường xuyên nảy sinh những tình huống, những vấn đề đa dạng và phức tạp. Cũng giống như sự việc, sự kiện, các tình huống, vấn đề có nhiều tính chất và những cấp độ khác nhau. Đó là đối tượng của dạng Bài phản ánh thuộc dạng này.
– Các tình huống, vấn đề cũng có thể được được chia ra thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Tác giả Bài phản ánh phải căn cứ vào tính chất cụ thể của nó để có hình thức thể hiện thích hợp nhất.
– Bài phản ánh tình huống, vấn đề ngoài việc nêu lên những sự thật mới nảy sinh còn chú ý thẩm định những sự thật đó để rút ra những kết luận hoặc lý lẽ cần thiết.
– Một Bài phản ánh thuộc dạng này thường có kết cấu đi từ thực trạng đến giải pháp dưới dạng những đề xuất, kiến nghị. Trong đó, sự thật được trình bày như những bằng chứng (luận cứ) để thông qua đó tác giả nêu lên quan điểm riêng của mình.
3.3 Bài phản ánh về người thật, việc thật
– So với các thể loại có ưu thế trong việc phản ánh về con người như Ký chân dung, Phóng sự chân dung và Phỏng vấn chân dung, dạng Bài phản ánh về người thật, việc thật thường chỉ dừng lại ở cấp độ thấp hơn. Nhìn trên tổng thể, trong những tác phẩm thuộc dạng bài này, chân dung con người hiện lên không thật rõ nét và cấp độ điển hình của nó cũng có phần đa dạng hơn. Tuy nhiên, nếu so với dạng bài Người tốt – việc tốt, dạng bài này thường có dung lượng lớn hơn và có thể phản ánh cả hai loại chân dung tiêu biểu cho hai thái cực: tốt và xấu.
– Dạng bài này thường có kết cấu không ổn định. Trong đó, tác giả cũng có thể xuất hiện trực tiếp với những suy nghĩ, những kiến nghị, giải pháp nhưng chưa đạt tới bản sắc như một một nhân vật trần thuật (như trong các thể loại Phóng sự chân dung hay Ký chân dung).
3.4 Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc
Trong các dạng bài phản ánh, đây là dạng có hình thức thể hiện khá mềm mại với sự xuất hiện trực tiếp của tác giả. Trong đó, người viết thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng ‘tôi’ và cái tôi đó bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc.
– Mục đích của bài phản ánh thuộc dạng này là vừa thông tin sự thật, vừa thông tin tâm trạng của tác giả.
– Khi viết những tác phẩm thuộc dạng này, người viết phải tự đặt ra cho mình những giới hạn cần thiết để không làm biến đổi bản chất báo chí của tác phẩm. Suy nghĩ và cảm xúc phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ với sự thật, xuất phát từ sự thật và nhằm làm sáng tỏ sự thật.
4. Kỹ năng viết bài phản ánh
Khi đọc một bài phản ánh, người đọc thường đánh giá nó qua mấy câu hỏi sau đây
+Bài viết này có phản ánh đúng sự thật không ?
+Sự thật đó có đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự không ?
+Nội dung bài viết có logic không?
+ Hình thức thể hiện (kết cấu, ngôn ngữ, văn phong) có tốt không? v.v…
Những đòi hỏi đó cho thấy khi viết một bài phản ánh, người viết phải chú ý đến một số thao tác cơ bản sau đây:
4.1 Lựa chọn đúng vấn đề, sự kiện
– Việc phản ánh đúng sự thật vẫn chưa đủ. Điều còn quan trọng hơn là sự thật đó phải thể hiện đúng sự vận động đích thực của cuộc sống. Cần phải biết loại bỏ những sự thật chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ, đột xuất…
– Để làm được như vậy, ngoài một quan niệm sống đúng đắn, người viết còn phải có khả năng quan sát và suy nghĩ một cách tỉnh táo .
– Những người viết có kinh nghiệm thường chỉ viết về những điều mà chính anh ta tin tưởng. Khi cần, họ có thể tham khảo thêm ý kiến thẩm định của những người xung quanh. Nếu tác giả không tin vào những điều mà anh ta viết, anh ta cũng sẽ không thể thuyết phục người đọc tin tưởng.
– Trước khi bắt đầu viết, tác giả nên tự hỏi: Liệu rằng những điều được thông tin, phản ánh trong bài viết có đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự không? Liệu độc giả có quan tâm đến sự kiện, vấn đề, con người, tình huống… mà bài viết mang tới cho họ không?.
* Ở đây chúng tôi xin dẫn chứng cụ thể về kết cấu một dạng bài về gương người tốt việc tốt
1.Khái niệm
– Người tốt là con người bình thường có thật trong đời sống xã hội, có nhận thức, hoạt động tiên tiến nổi bật trong khuôn khổ đạo lý xã hội, được xã hội thừa nhận mà mọi người xung quanh chưa làm được.
– Việc tốt là việc làm của một hoặc nhiều người có quá trình hoặc đột khởi mang lại cho bản thân họ và xã hội những kết quả về vật chất và tinh thần tốt đẹp.
2 Phương pháp viết bài Người tốt việc tốt
* Xây dựng kết cấu bài:
+ Ai ? Tuổi ? địa chỉ ?
+ Câu chuyện xảy ra như thế nào?
+ Hoàn cảnh ra sao?
+ Cách giải quyết hay của nhân vật.
+ Kết quả hoặc ý nghĩa mang lại lợi ích cho xã hội.
* Thu thập công việc tốt của nhân vật, phỏng vấn nhân vật về kinh nghiệm thực hiện công việc tốt. Sau khi có đầy đủ tư liệu, tiến hành viết bài.
* Kết cấu:
+ Tiêu đề: nêu bật ý tưởng, hành động tiên tiến của nhân vật một cách khái quát, có thể khái quát bằng lời bình của quần chúng, hoặc dùng từ hình ảnh hay phương pháp chơi chữ…gây sự chú ý của độc giả về chân dung con người mà chúng ta sắp đặc tả.
+ Mở đầu: là phần rất quan trọng nhằm thu hút người đọc; có thể nêu ý nghĩa việc tốt của nhân vật; có thể đưa mâu thuẫn giữa khả năng của nhân vật với khó khăn khách quan để tăng ý nghĩa của việc tốt; hoặc nêu thành tích của nhân vật; hoặc nêu dư luận của xã hội đánh giá về ý nghĩa, hành động tốt của nhân vật; hoặc nêu lên những đặc tả riêng biệt trong lai lịch của nhân vật.
+ Nội dung: đây là phần quan trọng chứa đựng nội dung trọng tâm của bài, gồm những diễn biến chính: suy nghĩ hành động của nhân vật, có thể sắp xếp thứ tự thời gian hoặc xen kẽ suy nghĩ và hành động của nhân vật.
Lưu ý:cần nêu những chi tiết then chốt biểu lộ cái tốt, cái hơn người của nhân vật để người đọc hiểu biết và khâm phục hoặc có thể áp dụng làm theo…
+ Kết thúc: cô đọng thêm chủ đề, có thể khái quát ý nghĩa của việc tốt, có thể bình luận tác dụng của việc tốt gợi cho người đọc suy nghĩ và xác định hành vi, thái độ bản thân mình; có thể nêu uy tín của nhân vật đối với quần chúng; có thể nêu những phần thưởng của nhà nước và nhân dân dành cho người tốt, việc tốt…
I. YÊU CẦU CHUNG
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị – xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người.
Bạn đọc của báo chí thuộc mọi thành phần cư dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau
Người viết bài cho trang tin phải luôn hiểu rõ ai là người sẽ “tiêu thụ” bài viết của mình, từ đó nắm bắt nhu cầu và những vấn đề bạn đọc của mình quan tâm để cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Với trang tin điện tử của Điện lực Điện Biên, thì đối tượng phục vụ đầu tiên là những người hoạt động trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh, sau đó là những bạn đọc cần thông tin về lĩnh vực này. Xác định như vậy, thì thông tin đưa lên trang tin sẽ cụ thể và khoanh vùng được phạm vi thông tin, như: hoạt động trong ngành;chế độ, chính sách trong lĩnh vực điện; việc thực hiện các chế độ, chính sách đó ra sao…
II. CÁCH VIẾT TIN, BÀI:.
Công thức cho tin mà người ta thường đưa ra đó là 5W và 1H
Who (ai): Trong tin này có những ai?
What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra?
Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu?
When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào?
Why (tại sao): Tại sao lại xảy ra sự kiện đó?
How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào?
=> Đối với một tin, thì việc trả lời 5 câu hỏi trên một cách vắn tắt nhất là đã đảm bảo yêu cầu thông tin
Ví dụ: Trước sự kiện xảy ra động đất ở Điện Biên, người đọc bao giờ cũng cần những thông tin như: Cái gì? (trận động đất), ở đâu? (xảy ra ở Điện Biên), khi nào? (giả dụ vào lúc 16 giờ ngày 12/9), ai? (trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến những ai), tại sao? (do Điện Biên nằm trên dải đứt gãy tây bắc), như thế nào? (trận động đất diễn ra như thế nào: cường độ, mức ảnh hưởng…).
2. Phân loại tin:
Căn cứ vào nội dung, mục đích và phương pháp sáng tạo có thể chia thể loại tin thành các dạng tin cơ bản như sau: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật và tin công báo.
Tin vắn: Là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng, nhất là sự kiện thời sự.
Tin ngắn: Là một thể loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự.
Tin ngắn thường trả lời đầy đủ 5W và 1H
Tin sâu: Là tin có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự, khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất đặc điểm nhận định và xu thế vận động ý nghĩa, hậu quả của sự kiện đối với xã hội.
– Về bản chất , tin tổng hợp cũng là một hình thức của tin sâu.
Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó. Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai thác logic vận động của mỗi sự kiện.
– Trật tự thời gian trong tin tường thuật là một yếu tố rất quan trọng mang ý nghĩa xã hội thực sự
Tin công báo: Là thể tin thông báo chính thức về hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan nhà nước..
3. Kết cấu tin: Thông thường, người ta phân chia tin thành các kiểu kết cấu sau:
– Hình tháp ngược
– Kết cấu lưỡng phân: hai phần: mở đầu và thân tin
– Hình xoáy ốc
– Hình bậc thang
– Kết cấu nhân quả
– Kết cấu kể chuyện
B. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THỂ LOẠI BÀI
1. Khái niệm và kỹ năng viết bài
Hiện nay, những người làm chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy về báo chí đã phân loại các tác phẩm báo chí thành những nhóm thể tài, thể loại khác nhau: như nhóm Thông tấn, Chính luận và Chính luận nghệ thuật với những đặc trưng về thể loại khá rõ ràng.
Một tác phẩm báo chí có thể đáp ứng được tiêu chí của thể loại hoặc không thể hiện rõ đặc điểm của thể loại nào. Và, những bài viết chưa ổn định rõ ràng về thể loại nào được quy về là các dạng bài thông tin, phản ánh hay gọi chung là bài báo. Đây cũng là dạng bài được sử dụng phổ biến trên các trang tin điện tử đặc biệt là các trang thông tin của các ngành nói chung.
2. Các dạng kết cấu của bài báo:
Kết cấu kim tự tháp ngược: Sắp xếp thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan trọng nhất, cần thiết nhất phải được đề cập ngay ở câu đầu, đoạn đầu. Những câu sau, đoạn sau phát triển các thông tin bổ sung.
Kết cấu thời gian: Sắp xếp bài viết theo trật tự thời gian kiểu như tường thuật sự kiện song chúng ta có thể sắp xếp trộn lẫn hai cách giữa trình tự thời gian với đảo ngược trình tự: bắt đầu bằng một dự án quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian
Kết cấu tổng hợp: Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán.
Kết cấu dạng chứng minh: Đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc.
Mỗi loại kết cấu có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, người viết có thể lựa chọn cho phù hợp với thông tin mà mình muốn truyền tải. Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một logic nhất định để nêu bật chủ đề.
3. Quy tắc viết bài cho báo mạng,
trang tin điện tử:
* Không làm dàn ý theo kiểu bao gồm mở đầu, thân bài, kết luận, mà bài báo phải đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Sau đó sẽ đến ‘như thế nào’ và ‘tại sao’.
* Mỗi đoạn một ý: Người đọc không có nhiều thời gian và không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài cả màn hình mà không rõ ý, rõ đoạn. Tốt nhất là mỗi đoạn một ý.
* Liên kết giữa các đoạn: Việc chia đoạn nhiều là cần thiết nhưng phải luôn có liên kết giữa các đoạn để thu hút độc giả. Tránh viết ‘dây cà ra dây muống’, viết lan man.
C. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT CHO BÁO ĐIỆN TỬ, TRANG TIN ĐIỆN TỬ
Có 3 phương pháp thu thập thông tin truyền thống cho một tác phẩm báo chí là phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu.
Khi viết tin, bài cho báo điện tử, trang tin điện tử hãy thực hiện nguyên tắc là đề cập, nói thẳng vào sự kiện, câu chuyện chính;
Vd: Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao nhà nước tăng giá điện? Điều này có ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống hàng ngày?);
Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý);
Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ;
Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp).
Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng;
Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết);
Đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa
BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TÂY NINH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN
MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thông minh đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 10 triệu người dùng, là dịch vụ chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (viết tắt M_Service) được thành lập từ 2007.
Ví điện tử MoMo có hơn 10 triệu người dùng
Ví điện tử MoMo cho phép bạn tạo và nạp tiền vào tài khoản MoMo để thanh toán cho hơn 200 dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước, thanh toán vay tiêu dùng,...
Ví MoMo cho phép bạn thanh toán hơn 200 dịch vụ
Một số tính năng hữu ích khi sử dụng Ví điện tử MoMo:
- Thanh toán hóa đơn, dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi.
Dễ dàng đặt vé xem phim của tất cả các cụm rạp CGV Cinemas, Lotte Cinema, Galaxy Cinema, BHD Star Cineplex, Cinestar, Mega GS, DCine
Thanh toán hóa đơn điện nước nhanh gọn
- Thanh toán các khoản vay tiêu dùng cá nhân và bảo hiểm.
Ví MoMo còn cho phép thanh toán khoản vay trả góp tại các công ty tài chính như Fe Credit, Home Credit, Shinhan Finance,... ngay trên điện thoại di động mà không cần đến các địa điểm thanh toán.
MoMo cho phép thanh toán các khoản vay tiêu dùng
- Quét mã QR và thanh toán khi mua sắm dễ dàng.
Ví MoMo còn có khả năng thanh toán bằng cách quét mã QR khi mua sắm tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị như Circle K, Ministop, Family Mart,... và các chuỗi ăn uống The Coffee House, Phúc Long, King BBQ,... và hàng loạt chuỗi cửa hàng khác.
Ví MoMo còn có khả năng thanh toán bằng cách quét mã
- Tự động nhắc nhở người dùng thanh toán hóa đơn khi đến thời hạn.
Ngoài ra, ví MoMo còn sở hữu tính năng tự động nhắc nhở người dùng thanh toán hóa đơn mỗi khi tới kỳ thanh toán, đồng thời ứng dụng cũng cho phép liệt kê lịch sử giao dịch và thống kê chi tiêu giúp người dùng dễ quản lý chi tiêu.
- Chuyển tiền, nhận tiền nhanh chóng.
Chuyển tiền đến Ví MoMo hoàn toàn miễn phí, chỉ cần số điện thoại người nhận; miễn phí rút tiền về ngân hàng liên kết.
Chuyển tiền đến 45 ngân hàng nội địa tiện lợi, nhanh chóng, hoàn toàn bảo mật; nhận tiền tức thì, 24/7 (bao gồm cả cuối tuần và ngày lễ).
Chuyển tiền, nhận tiền nhanh chóng
- Mua thẻ điện thoại, thẻ game dễ dàng.
Bạn có thể nạp tiền điện thoại tất cả các nhà mạng trên MoMo như: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile dễ dàng và nhanh chóng mà còn được hưởng chiết khấu sau mỗi giao dịch thành công.
Ngoài ra, người dùng còn có thể mua thẻ game của các nhà phát hành với chính sách khuyến mãi phong phú.
- Mua data 3G/4G với giá siêu ưu đãi
Có nhiều gói data 3G/4G của nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone để lựa chọn.
Nhiều gói 3G/4G cho bạn lựa chọn
- Nạp tiền và rút tiền đơn giản từ các ngân hàng trong nước.
Bạn có thể nạp tiền vào ví MoMo từ tài khoản của hơn 20 ngân hàng trong nước như Vietcombank, Agribank, Sacombank, VietinBank, VPBank, OCB,...
Đồng thời, nạp tiền từ thẻ ATM nội địa thông qua cổng Napas của tất cả các ngân hàng & thẻ thanh toán quốc tế Visa, MasterCard, JCB.
Ngoài ra, nạp và rút tiền tại các chuỗi điểm giao dịch Circle K, Ministop,... và hơn 4000 điểm giao dịch MoMo trên toàn quốc.
MoMo cho phép bạn nạp tiền và rút tiền từ tài khoản của hơn 20 ngân hàng
- Sử dụng an toàn, bảo mật tuyệt đối.
Ví điện tử MoMo được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và quản lý hoạt động, là đối tác chiến lược của 25 ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế: PCI DSS cấp độ cao nhất; 2FA, SSL/TLS, Tokenization.
Bảo mật nhiều tầng khi đăng nhập & thanh toán: Mã xác thực OTP, xác thực vân tay/khuôn mặt, tự động khóa ứng dụng và tự động ngăn chặn giao dịch có dấu hiệu gian lận.
MoMo bảo mật nhiều tầng khi đăng nhập và thanh toán
Phí rút tiền mặt ở ví điện tử MoMo khá cao so với khi rút tiền mặt từ các tài khoản ngân hàng. Những điểm nạp/rút tiền của MoMo còn chưa phổ biến nên phải tìm chúng thông qua app ví điện tử MoMo.
Tương tự thì bạn cũng sẽ mất phí khi rút tiền từ ví vào tài khoản ngân hàng nhưng là từ lần thứ 4 trở đi. 3 lần rút tiền đầu tiên của bạn trong tháng sẽ được miễn phí.
Ứng dụng ví điện tử MoMo hoạt động cần phải có Internet.
Ví MoMo còn có nhiều lợi ích khác
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng MoMo, vì 4 lý do:
- Bảo chứng bởi ngân hàng: Tiền trong tài khoản MoMo được bảo chứng bởi ngân hàng liên kết với tài khoản của bạn và MoMo được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và quản lý.
- Mạng lưới bảo mật đa tầng: Mỗi bước giao dịch của bạn đều được MoMo mã hóa và bảo vệ ngay tức thì. MoMo tự khóa ứng dụng nếu không được sử dụng trong vòng 5 phút và sử dụng công nghệ thông minh để tự động nhận diện và ngăn chặn giao dịch đáng ngờ.
- Đạt chuẩn quốc tế: MoMo đạt chứng nhận bảo mật toàn cầu PCI DSS.
- Hỗ trợ đa kênh 24/7: Trung tâm Chăm sóc khách hàng của MoMo sẵn sàng phục vụ 24/7, kể cả ngày nghỉ để hỗ trợ khách hàng.
Sử dụng MoMo an toàn tuyệt đối
Hiện này đã có hơn 15 Ngân hàng liên kết trực tiếp với Ví MoMo như: Ngân hàng Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV, ACB, VPBank, TPBank, Shinhan Bank, VIB, OCB,...
Hiện có hơn 20 Ngân hàng liên kết trực tiếp với Ví MoMo
Tải ứng dụng ví điện tử MoMo TẠI ĐÂY.
Bước 1: Mở ứng dụng Ví MoMo, nhập số điện thoại của bạn để đăng ký > Nhập mã xác thực.
Lưu ý:
Số điện thoại đăng ký Ví phải trùng với số điện thoại đăng kí Internet Banking của ngân hàng bạn muốn liên kết.
Một tin nhắn chứa mã xác thực sẽ gửi trực tiếp đến số điện thoại của bạn.
Tạo tài khoản Ví MoMo
Bước 2: Tạo mật khẩu đăng nhập > Nhập thông tin người sử dụng tài khoản.
Lưu ý:
Thiết lập mật khẩu để bảo vệ tài khoản Ví MoMo của bạn gồm 6 chữ số và mật khẩu ở 2 ô phải hoàn toàn giống nhau.
Tạo mật khẩu và nhập thông tin người sử dụng
Có khoảng hơn 20 Ngân hàng hiện đang liên kết trực tiếp với Ví MoMo, mỗi ngân hàng có một cách liên kết khác nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm : 4 Cách liên kết Momo với tài khoản ngân hàng để nhận quà tặng 500000 VND
Phần này mình sẽ hướng dẫn bạn cách liên kết ví MoMo với ngân hàng Vietcombank, với các ngân hàng khác bạn có thể thực hiện tương tự.
Sau đây là cách liên cách ví MoMo với ngân hàng Vietcombank (VCB)
Bước 1: Từ màn hình chính của Ứng dụng chọn Liên kết tài khoản > Chọn logo Vietcombank.
Lưu ý:
Tài khoản của bạn phải thỏa các điều kiện sau:
+ Có đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking.
+ Số Ví MoMo phải là số điện thoại đã đăng ký nhận mã OTP của ngân hàng.
+ Tài khoản ngân hàng của bạn phải có số dư tối thiểu là 60.000đ.
Liên kết Ví MoMo với Ngân hàng Vietcombank
Bước 2: Nhập thông tin: Họ tên, số CMND/CCCD của bạn > Sau đó chụp hình hai mặt trước và sau của CMND/CCCD.
Nhập đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân
Bước 3: Nhập thông tin số tài khoản, nhập họ tên, số CMND / Hộ chiếu đăng ký tài khoản ngân hàng > Nhấn Tiếp tục.
Lưu ý: Số điện thoại thực hiện liên kết phải trùng với Số điện thoại đăng ký tại ngân hàng lúc mở tài khoản.
Nhập thông tin tài khoản Ngân hàng VCB
Bước 4: Nhập mã xác thực OTP từ ngân hàng liên kết để hoàn tất quá trình.
Nhập mã OTP để hoàn tất liên kết
- Cách thức nạp tiền vào ví MoMo
Bước 1: Chọn NẠP TIỀN VÀO VÍ.
Chọn Nạp tiền vào ví
Bước 2: Chọn nguồn tiền và số tiền cần nạp > Nhấn Nạp tiền.
Nhập số tiền và chọn nguồn tiền
Bước 3: Nhấn Xác nhận để thực hiện giao dịch.
Xác nhận giao dịch để hoàn tất nạp tiền vào ví
Có 3 cách nạp tiền vào ví Momo - Xem chi tiết TẠI ĐÂY:
+ Nạp tiền miễn phí từ hơn 4.000 Điểm Nạp/rút của MoMo.
+ Nạp tiền miễn phí từ Ngân hàng Liên Kết.
+ Nạp tiền miễn phí từ Ví MoMo khác bằng tính năng Chuyển tiền.
- Cách thức rút tiền từ Ví MoMo:
Bước 1: Chọn mục RÚT TIỀN > Chọn hình thức bạn muốn rút tiền.
Chọn mục RÚT TIỀN và hình thức rút
Bước 2: Nhập số tiền bạn muốn rút > Bấm Xác nhận.
Nhập số tiền và xác nhận lại
Bước 3: Nhập mật khẩu ví để hoàn tất giao dịch.
Nhập mật khẩu Ví MoMo để hoàn tất giao dịch
Ngoài hình thức thanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền nước, internet,... và các dịch vụ giải trí khác thì ví MoMo còn có 2 hình thức toán khác đó là:
- Quét mã
Tại quầy thanh toán, thu ngân sẽ cung cấp 1 mã QR. Người dùng mở ứng dụng Ví MoMo và chọn "Quét Mã". Sau khi quét mã của thu ngân, khách hàng nhập số tiền cần thanh toán và bấm xác nhận. Đây là hình thức thanh toán phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay.
Bước 1: Mở Ví MoMo, chọn QUÉT MÃ > Di chuyển Camera để thấy và quét mã QR tại quầy.
Chọn mục QUÉT MÃ
Bước 2: Nhập số tiền thanh toán > Kiểm tra và bấm Xác nhận.
Lưu ý: Ở một số điểm thanh toán, số tiền có thể sẽ được nhập tự động cho bạn.
Nhập số tiền thanh toán và xác nhận
- Mã thanh toán
Tương tự hình thức thanh toán Quét mã, người dùng mở ứng dụng và chọn "Mã thanh toán". 1 mã thanh toán sẽ xuất hiện trên màn hình. Người dùng đưa mã đó cho thu ngân để quét và hoàn tất thanh toán.
Sử dụng Ví MoMo để Chuyển tiền, Nạp tiền điện thoại, Thanh toán Hóa đơn/ Dịch vụ... hoàn toàn không mất phí. Ví MoMo cũng không yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản Ví MoMo, không thu phí khởi tạo, phí sử dụng hay bất kỳ khoản phí bất thường nào.
Ví MoMo chỉ thu phí khi bạn sử dụng các dịch vụ sau:
+ Từ thẻ quốc tế (Visa/Master/JCB), phí là 2.200Đ + 2% GTGD.
+ Rút tiền từ tài khoản Ví MoMo về tài khoản Ngân hàng hoặc tại điểm Nạp rút của Ví MoMo.
Thu phí khi rút tiền tại điểm Nạp rút của Ví MoMo
Tiền trong tài khoản MoMo có giá trị như tiền mặt và được bảo chứng 100% bởi các Ngân Hàng đang hợp tác với Ví MoMo.
Bạn hoàn toàn có thể nạp/rút tiền dễ dàng qua tài khoản của các ngân hàng liên kết, hoặc đổi thành tiền mặt tại các Điểm Giao Dịch của MoMo và các chuỗi hệ thống đang hợp tác cùng với MoMo như Thế Giới Di Động, Ministop,...
Tiền trong MoMo được bảo chứng bởi các Ngân hàng cùng hợp tác
Đối với tài khoản Ví MoMo đã xác thực bằng thẻ/tài khoản ngân hàng:
+ Số dư Ví tối đa: 50.000.000 đ/ngày.
+ Số tiền nạp vào Ví tối đa 50.000.000 đ/ngày, rút ra khỏi Ví tối đa 30.000.000 đ/ngày.
+ Không giới hạn số lượng giao dịch.
Đối với tài khoản Ví MoMo chưa xác thực bằng tài khoản ngân hàng: Tài khoản này không thể sử dụng nguồn tiền MoMo trong ví.
Đối với tài khoản Ví MoMo có liên kết thành công thẻ quốc tế VISA, Mastercard, JCB:
+ Khách hàng có thể nạp tiền từ nguồn thẻ debit với giá trị tối đa 5.000.000 đ/ngày.
+ Còn đối với thẻ tín dụng, khách hàng chỉ có thể sử dụng thẻ cho hoạt động thanh toán và không thể sử dụng cho mục đích nạp tiền vào ví.
Sử dụng thẻ thanh toán quốc tế qua MoMo
Nạp tiền điện thoại và mua mã thẻ di động trên Ví MoMo luôn được chiết khấu trên giá trị giao dịch là 3% với nhà mạng Viettel và 4% với các nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile.
Thanh toán các dịch vụ khác trên MoMo có thể có hoặc không có chiết khấu tùy vào nhà cung cấp dịch vụ và tùy từng thời điểm.
Tuy Ví điện tử MoMo đạt chứng nhận bảo mật toàn cầu PCI DSS, nhưng mọi người vẫn nên nâng cao cảnh giác và thực hiện 5 KHÔNG để bảo vệ tài khoản của mình
+ KHÔNG cung cấp mã OTP, MẬT KHẨU Ví MoMo cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả ảnh chụp màn hình).
+ KHÔNG đưa thông tin tài khoản, mật khẩu Ngân hàng cho bất cứ ai.
+ KHÔNG để lại SĐT, CMND, hình ảnh, thông tin tài khoản trên trang mạng xã hội.
+ KHÔNG đặt mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, 123456,... và thường xuyên thay đổi mật khẩu.
+ KHÔNG cho mượn/cho người khác sử dụng tài khoản MoMo của mình.
Khi gặp vấn đề hay thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp đến kênh trợ giúp của Ví điện tử MoMo.
Trung tâm trợ giúp trên app MoMo
PHOTOGRAPHER NGUYỄN VĂN LUẬN ẢNH: CÂY TRÂM CÔ ĐƠN Ở HOÀ THÀNH