Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017


BÁC VŨ KỲ - NGƯỜI THƯ KÝ 
TRUNG THÀNH CỦA BÁC HỒ 
KHÔNG MÀNG DANH LỢI

Bác Vũ Kỳ - một người thư ký tận tuỵ, trung thành với Bác Hồ vẫn nhớ như in lời Bác nói với các thành viên Hội đồng Chính phủ trong một đêm mưa tháng 5-1948 giữa rừng Việt Bắc: “Con người ta ai chẳng muốn ăn ngon mặc đẹp, ai chẳng muốn của cải giàu sang, nhưng tất cả những cái đó rồi cũng qua đi, chỉ có tiếng xấu là để lại muôn đời”.



Ông Vũ Kỳ, tên khai sinh là Vũ Long Chuẩn, sinh ngày 26-9-1921 ở Hương Canh, Vĩnh Phú, nguyên quán ở xã Mễ Sơn, nay là xã Nguyễn Trãi, huyện Thường tín, Hà Tây.

- Ngày 25-10-1940, Ông đã vinh dự được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tức Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) khi vừa tròn 19 tuổi.
- Ngày 28/8/1945 là ngày đưa ông sang bước ngoặt cuộc đời khi được ông Trần Đăng Ninh dẫn đến ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Hà Nội để nhận nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó trở thành thư ký thân cận cho đến khi Bác qua đời.
- Năm 1946, Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Ông Vũ Kỳ trở lại Việt Bắc
- Tháng 1-1950, do yêu cầu công việc, Ông được điều động về làm Chủ nhiệm Ban Chính trị Mặt trận Hà Nội và được bầu vào Ban Chấp hành Ðảng bộ TP Hà Nội.
- Tháng 3-1953, sau khi dự lớp chỉnh Ðảng do Trung ương tổ chức cho cán bộ trung, cao cấp tại Việt Bắc, Ông được Bác giao cho phụ trách một đội TNXP mới thành lập, trực thuộc Chính phủ.
- Tháng 4-1956, Ông được điều động về làm Chánh văn phòng Phủ Chủ tịch và trực tiếp làm thư ký riêng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Trên cương vị Ủy viên Ban chỉ đạo xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh - cơ quan trực thuộc Trung ương Ðảng và Hội đồng Bộ trưởng, rồi Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ông đã được Chủ tịch nước Tôn Ðức Thắng ký tặng Bằng khen: "Tận tụy phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống".

Một phần tư thế kỷ làm người Thư ký kiên trung, tận tụy; ông được Bác Hồ trìu mến gọi là "chú tiểu đồng". Song một mảng sáng, một dấu ấn Vũ Kỳ đậm nét được nhắc đến nhiều sau này, đó là sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Trung ương có gợi ý bố trí công tác cho ông Vũ Kỳ một chức vụ tương xứng trong Chính phủ, nhưng ông đã báo cáo với Trung ương, tình nguyện được tiếp tục công việc gìn giữ các di sản của Bác Hồ để lại. Những trang tiếp theo của cuộc đời ông gắn liền với quá trình xây dựng Lăng Bác, sự hình thành, ra đời và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh, của hệ thống di tích lưu niệm và các bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh trong cả nước, từ Pác Bó đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số di tích của Người trên thế giới.

Ngày cắt băng khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, 19/5/1990, cũng là ngày ông xin nghỉ cương vị giám đốc. Sau một ngày vất vả đón tiếp đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến dự lễ khánh thành bảo tàng, ông nói với những cán bộ trẻ: Nguyện ước của ông đã hoàn thành. Ông trao quyền giám đốc cho một người khác, rồi trở về Khu di tích, nơi hình bóng Bác Hồ in dấu trong suốt mấy chục năm ông được ở bên Người. Ông lại tiếp tục công việc của mình, nghiên cứu, biên tập, ghi chép những tài liệu, những mẩu chuyện về Bác Hồ...

Cho đến ngày ông qua đời, đã có hàng ngàn trang viết về Bác Hồ, gần một chục cuốn sách, hàng trăm bài đăng trên các báo và tạp chí, rất nhiều cuộc nói chuyện với các tầng lớp nhân dân, với bạn bè quốc tế yêu mến Bác Hồ. Ông kể, trong tập di chúc, cụ Hồ viết nhiều công việc cần làm sau giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn Đảng, chăm sóc đời sống các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc.

Một điều làm ông trăn trở là không ít thông tin về Bác viết trên sách báo những năm đó không được chính xác, có khi sai lệch, lúc lại thần thánh hóa Bác Hồ, người đọc sẽ học tập theo Bác ra sao đây? Ông suy nghĩ phải làm sao để các thế hệ sau này khi tiếp xúc với các sách, báo, tài liệu viết về Bác được tiếp nhận nhận thông tin chính xác, hiểu đúng về Bác để học tập và làm theo tấm gương của Người".

Ông quan niệm, việc gì dù nhỏ, có ích cố gắng làm. Ông căn dặn cán bộ bảo tàng, nơi có thế mạnh là lưu trữ nhiều tài liệu tin cậy về Bác Hồ, phải giúp các nơi khi họ viết về Bác. Ông yêu cầu thư viện cơ quan phải bổ sung tất cả những sách báo viết về Bác và liên quan đến Bác. Riêng ông có cả một tập nhật ký nhiều cuốn ghi chép lại chi tiết những ngày đi theo Bác Hồ. Từng bước, ông mời các nhà xuất bản đến làm việc. Được gặp và làm việc với ông - người thư ký riêng của Bác Hồ, mọi người rất phấn khởi và cho đó là hướng đi đúng. Sau này cứ có sách viết về Bác là các nơi đều đưa đến "nhờ chỗ anh Vũ Kỳ thẩm định giúp". Sau này ông chuyển công việc đó, hướng dẫn cho các cán bộ bảo tàng làm.

Trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến 1988, ông Vũ Kỳ đã giúp nhiều nhà xuất bản: Sự thật, Thanh niên, Phụ nữ, Lao động, Kim Đồng..., các tác giả kịch, phim và các địa phương xuất bản sách về Bác Hồ, chỉnh sửa, bổ sung nhiều tài liệu quý về Bác làm cơ sở nghiên cứu cho đông đảo bạn đọc.
Gần một phần tư thế kỷ làm thư ký, ông Vũ Kỳ không chỉ là "chú tiểu đồng" của Bác Hồ mà còn tâm huyết dành trọn cuộc đời còn lại gìn giữ và phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Vũ Kỳ, tên khai sinh là Vũ Long Chuẩn, sinh ngày 26-9-1921 ở Hương Canh, Vĩnh Phú, nguyên quán ở xã Mễ Sơn, nay là xã Nguyễn Trãi, huyện Thường tín, Hà Tây.
- Ngày 25-10-1940, Ông đã vinh dự được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tức Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) khi vừa tròn 19 tuổi.
- Ngày 28/8/1945 là ngày đưa ông sang bước ngoặt cuộc đời khi được ông Trần Đăng Ninh dẫn đến ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Hà Nội để nhận nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đó trở thành thư ký thân cận cho đến khi Bác qua đời.
- Năm 1946, Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Ông Vũ Kỳ trở lại Việt Bắc
- Tháng 1-1950, do yêu cầu công việc, Ông được điều động về làm Chủ nhiệm Ban Chính trị Mặt trận Hà Nội và được bầu vào Ban Chấp hành Ðảng bộ TP Hà Nội.
- Tháng 3-1953, sau khi dự lớp chỉnh Ðảng do Trung ương tổ chức cho cán bộ trung, cao cấp tại Việt Bắc, Ông được Bác giao cho phụ trách một đội TNXP mới thành lập, trực thuộc Chính phủ.
- Tháng 4-1956, Ông được điều động về làm Chánh văn phòng Phủ Chủ tịch và trực tiếp làm thư ký riêng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên cương vị Ủy viên Ban chỉ đạo xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh - cơ quan trực thuộc Trung ương Ðảng và Hội đồng Bộ trưởng, rồi Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ông đã được Chủ tịch nước Tôn Ðức Thắng ký tặng Bằng khen: "Tận tụy phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống".
Một phần tư thế kỷ làm người Thư ký kiên trung, tận tụy; ông được Bác Hồ trìu mến gọi là "chú tiểu đồng". Song một mảng sáng, một dấu ấn Vũ Kỳ đậm nét được nhắc đến nhiều sau này, đó là sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Trung ương có gợi ý bố trí công tác cho ông Vũ Kỳ một chức vụ tương xứng trong Chính phủ, nhưng ông đã báo cáo với Trung ương, tình nguyện được tiếp tục công việc gìn giữ các di sản của Bác Hồ để lại. Những trang tiếp theo của cuộc đời ông gắn liền với quá trình xây dựng Lăng Bác, sự hình thành, ra đời và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh, của hệ thống di tích lưu niệm và các bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh trong cả nước, từ Pác Bó đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số di tích của Người trên thế giới.


Ngày cắt băng khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, 19/5/1990, cũng là ngày ông xin nghỉ cương vị giám đốc. Sau một ngày vất vả đón tiếp đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến dự lễ khánh thành bảo tàng, ông nói với những cán bộ trẻ: Nguyện ước của ông đã hoàn thành. Ông trao quyền giám đốc cho một người khác, rồi trở về Khu di tích, nơi hình bóng Bác Hồ in dấu trong suốt mấy chục năm ông được ở bên Người. Ông lại tiếp tục công việc của mình, nghiên cứu, biên tập, ghi chép những tài liệu, những mẩu chuyện về Bác Hồ...
Cho đến ngày ông qua đời, đã có hàng ngàn trang viết về Bác Hồ, gần một chục cuốn sách, hàng trăm bài đăng trên các báo và tạp chí, rất nhiều cuộc nói chuyện với các tầng lớp nhân dân, với bạn bè quốc tế yêu mến Bác Hồ. Ông kể, trong tập di chúc, cụ Hồ viết nhiều công việc cần làm sau giải phóng miền Nam. Đó là chỉnh đốn Đảng, chăm sóc đời sống các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm, xây dựng lại thành phố và làng mạc
Một điều làm ông trăn trở là không ít thông tin về Bác viết trên sách báo những năm đó không được chính xác, có khi sai lệch, lúc lại thần thánh hóa Bác Hồ, người đọc sẽ học tập theo Bác ra sao đây? Ông suy nghĩ phải làm sao để các thế hệ sau này khi tiếp xúc với các sách, báo, tài liệu viết về Bác được tiếp nhận nhận thông tin chính xác, hiểu đúng về Bác để học tập và làm theo tấm gương của Người".
Ông quan niệm, việc gì dù nhỏ, có ích cố gắng làm. Ông căn dặn cán bộ bảo tàng, nơi có thế mạnh là lưu trữ nhiều tài liệu tin cậy về Bác Hồ, phải giúp các nơi khi họ viết về Bác. Ông yêu cầu thư viện cơ quan phải bổ sung tất cả những sách báo viết về Bác và liên quan đến Bác. Riêng ông có cả một tập nhật ký nhiều cuốn ghi chép lại chi tiết những ngày đi theo Bác Hồ. Từng bước, ông mời các nhà xuất bản đến làm việc. Được gặp và làm việc với ông - người thư ký riêng của Bác Hồ, mọi người rất phấn khởi và cho đó là hướng đi đúng. Sau này cứ có sách viết về Bác là các nơi đều đưa đến "nhờ chỗ anh Vũ Kỳ thẩm định giúp". Sau này ông chuyển công việc đó, hướng dẫn cho các cán bộ bảo tàng làm.
Trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến 1988, ông Vũ Kỳ đã giúp nhiều nhà xuất bản: Sự thật, Thanh niên, Phụ nữ, Lao động, Kim Đồng..., các tác giả kịch, phim và các địa phương xuất bản sách về Bác Hồ, chỉnh sửa, bổ sung nhiều tài liệu quý về Bác làm cơ sở nghiên cứu cho đông đảo bạn đọc.


3 giờ 45 sáng thứ bảy, ngày 16/4/2005, tại phòng cấp cứu hồi sức Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, Ông Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác Hồ suốt gần một phần tư thế kỷ, đã ra đi. "Ra đi ở tuổi 84, ông vẫn đau đáu một nỗi niềm": Còn nhiều điều chưa kịp viết hết, chưa kịp kể hết những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 PHOTOGRAPHER NGUYỄN VĂN LUẬN ẢNH: CÂY TRÂM CÔ ĐƠN Ở HOÀ THÀNH